1. Khái niệm tủ rack là gì ?

Tủ rack hay còn gọi là Tủ mạng, là thiết bị được dùng để gắn các thiết bị vào khung tủ, và được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống mạng nhằm bảo vệ, tập trung các thiết bị như Router, Switch, Thiết bị cân bằng tải, Gateway, thiết bị tường lửa firewall, bộ lưu điện, hộp phối quang ODF, Patch Panel,… giúp giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài, tối ưu về không gian sử dụng và dễ dàng quản lý.
Tủ rack được sản xuất theo tiêu chuẩn 19 inch với nguyên vật liệu chính là thép hoặc tôn với độ dày 1.2mm – 1.5mm, sử dụng công nghệ cắt CNC tạo ra những chiếc tủ có độ chính xác cao về kích thước. Bên cạnh đó, thiết bị này thường được phủ một lớp sơn tĩnh điện giúp cho nó có tính thẩm mỹ và độ bền cao hơn. Nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn hóa nên khi bạn biết được kích thước thiết bị cần lắp vào tủ, bạn có thể khẳng định thiết bị đó có phù hợp với tủ của bạn hay không.

Các thông chính chính của tủ rack mà chúng ta cần quan tâm.

  • Đơn vị U : cho biết có bao nhiêu thiết bị có thể được lắp vào tủ.
  • Độ rộng tủ : cho biết ta có bao nhiêu không gian ở các bên của tủ.
  • Độ sâu : cho biết tủ có thể được lắp các thiết bị có độ dài thế nào – Tuy nhiên chúng ta cần biết kích thước lắp đặt.
  • Tải trọng : cho biết tổng khối lượng thiết bị có thể được đặt vào tủ.

Tủ rack hiện nay được phân thành các loại chính sau :

– Tủ rack Server

– Tủ rack mở (Open rack)

– Tủ rack treo tường,…

Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp thiết bị tủ rack trong các hệ thống công trình điện nhẹ, hệ thống mạng, hệ thống camera hay trong các phòng server chuyên nghiệp, các trung tâm dữ liệu (Data Center) với quy mô lớn,…

2. Có những loại tủ rack nào ?

Tủ Server Rack (tủ mạng để đặt các server – máy chủ)

Tủ server rack có cấu tạo đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rất bất ngờ.Là một khối hộp hình chữ nhật chúng được bao bọc bởi bốn tấm tôn (thép) được bao bọc bởi một lớp sơn tĩnh điện.

Hai tấm ở trước và sau của tủ được thiết kế dưới dạng lưới, với kiểu thiết kế này sẽ giúp không khí bên trong tủ thông thoáng hơn, điều này sẽ giúp cho thiết bị xả bớt được một lượng nhiệt nhất định, đồng thời cũng cho người quản lý một tầm nhìn nhất định.

Ngoài ra trong các tủ server còn lắp đặt hệ thống quạt tản nhiệt, kết hợp với các lỗ thoát khí của tủ sẽ luôn đảm bảo cho thiết bị được làm mát và hoạt động ổn định.Ưu điểm của loại tủ này đó là không gian kín, và có ổ khóa để chống lại sự xâm nhập và ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài.Những loại tủ này thường có kích thước tương đối lớn như tủ mạng 36Utủ mạng 42U, tủ mạng 55U.

Tủ Wallmount Rack (tủ mạng treo tường)

Tủ mạng treo tường thì thường được sử dụng trong các căn phòng có không gian trật hẹp và với một số lượng ít các thiết bị mạng. Tủ mạng treo tường thì có 2 loại chính đó là tủ mạng 6U và tủ mạng 10U, với 2 hệ màu chủ đạo là màu trắng cát và xám đen.Dưới đây là hình ảnh 2 loại tủ nêu trên.

Tủ Open Rack (tủ mạng mở)

Open Rack hay còn gọi là Open Frame Rack, Open C Rack. Open rack bao gồm hệ thống khung tủ, không có cửa trước, cửa sau và các mặt bên bao quanh. Như vậy, thiết kế của Open rack sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với những loại tủ rack thông thường. Việc kết nối với các thiết bị mới, mở rộng đường đi của dây cáp, thay thế các modem hay bảo trì, sửa chữa máy chủ cũng sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.